ĐÓN XUÂN ĐINH DẬU 2017

ĐÓN XUÂN ĐINH DẬU 2017
Ngày đăng: 7 năm trước

Đêm 30 Tết....

Không biết từ bao giờ, trong các món ăn ngày Tết của người miền Nam luôn có mặt món bánh tét. Cũng ít ai giải thích được vì sao Tết đến phải gói bánh tét. Nhân Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017, hoacuanang.com xin thuật lại cho các bạn nghe về nguồn gốc của tục lệ gói bánh tét ngày Tết.

 

Tết Nam Bộ kể chuyện “Sự tích bánh tét”
Theo phong tục Tết cổ truyền nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 đón giao thừa. Cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ chụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

hoacuanang.com
hoacuanang.com

Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là: bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn. Bánh tét ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Một số sách vở cho rằng, bánh tét là sản phẩm của sự giao thoa nhiều nền văn hóa khác nhau tại miền Nam. Trong đó, chủ đạo là văn hóa Chăm với tín ngưỡng “phồn thực”. Hình dạng bánh tét là hình tượng Linga. Nó không chỉ là món ăn ngày Tết mà còn chứa đựng cả thuyết âm dương, tam tài, ngũ hành với năm màu sắc: màu xanh của lá gói bánh (lá dứa, lá dong hoặc lá chuối), của nếp được bỏ màu khi gói, màu vàng đậu xanh nhân bánh, hai màu đỏ, trắng của thịt ba chỉ làm nhân bánh và màu đen của tiêu trộn vào nhân đậu xanh hoặc ướp thịt nhân bánh. Đó là năm màu của ngũ hành trong triết học phương Đông: hỏa (màu đỏ), thủy (màu đen), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).

Nguyên liệu làm bánh là từ động vật (thịt ba chỉ) và thực vật (lá gói, gạo nếp, đậu xanh hoặc hạt điều), đại diện cho hai cực âm – dương. Ngoài ra, đậu và nếp cũng là hai cực âm – dương khi được trồng ở hai nơi: đậu trên cạn và lúa nếp dưới nước. Âm dương hòa quyện vào nhau không thể tách rời và làm nên một vật phẩm, một món ăn đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền.

Mặt khác, tên gọi bánh tét có cách phát âm gần giống với từ “Tết” nên người ta cho rằng bánh tét là bánh Tết được đọc lệch đi theo cách ăn loại bánh này. Điều này giải thích vì sao bánh tét lại có mặt trong ba ngày Tết của người miền Nam.

hoacuanang.com
Các cháu nhỏ thích thú với tục lệ gói bánh tét truyền thống của gia đình vào đêm 30 tết. hoacuanang.com

Một truyền thuyết khác bổ sung thêm cho nguồn gốc của bánh tét, cách gọi tên bánh và thói quen ăn bánh tét trong ngày Tết được kể như sau:

Vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ và quân ta đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có anh lính nọ được người nhà gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay (tuy nhiên lúc bấy giờ chưa có tên gọi). Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung.

Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về loại bánh này. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng (có thể xem là đau dạ dày) nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa.

Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tết nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Đó được xem là nguồn gốc của bánh tét trong ngày Tết cổ truyền.

niềm vui từ trong đôi mắt của bé.
hoacuanang.com
 

 

Chúc Tết

 

cành mai vàng khoe sắc. hoacuanang.com
ngôi nhà được trang trí chuẩn bị đón tết cùng gia chủ. hoacuanang.com

Việc chúc Tết của người Việt xưa được gói gọn trong câu thành ngữ: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày Tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội - ngoại và tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Sáng ngày mùng 1 - ngày đầu tiên của năm mới, vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Đến mùng 2, vợ chồng con cái lại sang chúc Tết bên nhà ngoại. Ngày mùng 3, người Việt xưa quan niệm để dành riêng để chúc Tết thầy cô giáo.

đại gia đình ở Cát Tiên - Lâm Đồng sáng mùng 1 tết. hoacuanang.com

Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, phong tục chúc Tết của người Việt cũng theo đó mà thay đổi. Ngày nay, trong những ngày đầu năm, thường bắt đầu từ mùng 1 đến mùng 3, mọi người đến chúc Tết anh chị em, bà con họ hàng, bạn bè để chúc những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới đến. Khi chủ nhà được chúc Tết thường thiết đãi khách khứa ăn uống để thể hiện thành ý và tình cảm

Bánh chưng xanh, bên dưa hấu đỏ
Cành mai vàng, bên càng đào tươi
Tết năm nay, Bé thêm 1 tuổi
Chúc ông bà sức khỏe nhiều nhiều
Nay Bé lớn rồi Bé không thích “lì xì”

 

hoacuanang.com

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline